Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội ngày càng quan tâm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiệu quả;

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền mỗi gia đình, nhà trường và toàn xã hội ngày càng quan tâm, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiệu quả; bảo đảm các quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vụ trẻ em bị tai nạn thương tích như: động vật cắn, bỏng điện nước, dị vật đường thở, đuối nước… đã để lại hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.

Tai nạn thương tích ở trẻ em hiện nay là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng, đòi hỏi toàn xã hội phải có những hành động thiết thực để ngăn chặn những nguy cơ tai nạn thương tích đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của trẻ em. Nhằm giúp học sinh nắm vững một số kiến thức cơ bản về TNTT và ngăn ngừa phòng chống một số tai nạn thương tích có thể xảy ra. Giúp giáo viên, học sinh có thể sơ cấp cứu một số bệnh, tai nạn thông thường. Sáng ngày 25/4/2019 Trường THCS Cố Nghĩa phối hợp với BCH đoàn xã Cố Nghĩa tổ chức buổi tuyên truyền phòng chống tai nạn thương tích.

 Tham dự buổi Tuyên truyền với thầy và trò nhà trường có:

- Thầy giáo Trần Ngọc Minh - Phó trưởng phòng GD&ĐT Lạc Thủy

- Bác Dương Xuân Hùng - UVBTV, Phó chủ tịch UBND xã

- Bác Bùi Văn Học - UVBTV, Chủ tịch Hội nông dân

- Cùng các bác trong Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường, lớp.

,Mở đầu cô giáo Nguyễn Thị Tuyết - PBTCB, Hiệu trưởng nhà trường đã khai mạc buổi tuyên truyền. Tại buổi Tuyên truyền, các tuyên truyền viên đã nêu ra những nguyên nhân chủ yếu gây đuối nước và tai nạn thương tích cho trẻ em như: Sự thiếu kiến thức, bất cẩn của người lớn, các trang thiết bị an toàn cho trẻ em chưa được sử dụng phổ biến, môi trường xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình và cộng đồng. Đồng thời, hướng dẫn các kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi nạn nhân bị đuối nước, kỹ năng, cách xử lý và sơ cứu khi gặp tai nạn, một số biện pháp phòng tránh bỏng, động vật cắn, tắc đường thở … từ đó vận dụng vào thực tế để bảo đảm an toàn cho bản thân hoặc trợ giúp những trường hợp đuối nước và tai nạn thương tích.

Để tăng cường công tác phòng, chống TNTT cho trẻ,  nhà trường tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, sự quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với công tác phòng, chống TNTT trẻ em; tạo điều kiện thuận lợi để trẻ em được sống, học tập, vui chơi trong môi trường an toàn, lành mạnh. Cấp ủy, chính quyền địa phương, Nhà trường các đoàn thể chú trọng giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng nhận biết mối nguy hiểm trong sinh hoạt  như không sờ vào ổ điện, tranh xa bếp lửa, nước sôi... rà soát và cắm các biển cảnh báo ở những nơi nguy hiểm như: sông, suối, ao hồ… có nguy cơ đuối nước xảy ra để phòng tránh TNTT.

Thông qua hoạt động này đã cung cấp cho các em một số kiến thức về phòng chống TNTT để các em có thể tự bảo vệ mình và giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT chúng tôi hy vọng và mong muốn các tổ chức đoàn thể, các bậc phụ huynh tích cực hơn nữa tuyên truyền, vận động gia đình và nhà trường, cộng đồng cùng nhau xây dựng: Ngôi nhà an toàn, Trường học an toàn, Cộng đồng an toàn, khu vui chơi thực sự an toàn cho trẻ.

Một số hình ảnh tại buổi tuyên truyền

 

  

 

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0987789848

EMAI : c12.lat.con@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 54
Hôm qua : 46
Tất cả : 23631