NÓI CHUYỆN LỊCH SỬ

               Nhân kỷ niệm  43 năm giải phóng miền Nam 30/4/ 1975- 30/ 4/ 2018

          Chiến tranh đã lùi xa 43 năm,nhưng đối với mỗi người con đất Việt thì Ngày 30/4/1975 vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức và  mãi mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. Đất nước sạch bóng quân thù, Non sông thu về một mối, Bắc - Nam liền một dải từ địa đầu Lũng Cú đến chót mũi Cà Mau...

          Hòa chung không khí đó, hôm nay trường THCS Cố Nghĩa mời bác Vũ Quang Vui – ĐUV- hội trưởng hội Cựu chiến binh xã về nói chuyện truyền thống lịch sử để giúp các em HS ôn lại sự kiện trọng đại  này.

          Buổi nói chuyện hôm nay gồm 3 nội dung

  1. Kể chuyện về sự kiện chiến dịch " Điện Biên Phủ trên không "

            46 năm về trước,mục đích Mỹ “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá” và buộc ta phải ký kết Hiệp định Pa-ri theo những điều khoản do Mỹ định ra,  nên từ ngày 18/12 đến ngày 30/12 năm 1972, Tổng thống Mỹ Nich-xơn đã ra lệnh ném bom hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số tỉnh miền Bắc bằng máy bay chiến lược B52. Đây là một chiến dịch sử dụng B52 lớn nhất từ trước đến nay với quy mô, số lượng bom đạn khổng lồ. Nhà Trắng tin chắc rằng: Hà Nội  nhất định sẽ bị khuất phục, phải ký Hiệp định theo ý đồ của Mỹ.  Vì vậy  Mỹ

 huy động hơn 600 lần chiếc B52, hàng nghìn lần máy bay hiện đại khác  liên tục trong 12 ngày đêm rải xuống Hà Nội, Hải Phòng hàng vạn tấn bom đạn; phá hủy nhiều khu phố, nhà cửa, bệnh viện, trường học ...và gây thương vong cho hàng nghìn người, trong đó có rất nhiều người già, phụ nữ, trẻ em. Đó là một tội ác “Trời không dung, đất không tha”, mãi mãi nhân dân ta không thể quên.

Chiến dịch " Điện Biên Phủ trên không” Chiến dịch tập kích bằng máy bay chiến lược B52 của không quân Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng được tiến hành trong bối cảnh Mỹ - Ngụy  bị thất bại nặng nề trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và sự bế tắc của Mỹ tại Hội nghị Pa-ri, vì vậy Mỹ dùng vũ lực được coi là “bất khả chiến bại” của máy bay B52 ném bom hủy diệt Hà Nội nhằm buộc Việt Nam phải ký hiệp định Pari theo sự dàn xếp của Mỹ...Nhưng Mỹ đã chuốc lấy thất bại thảm hại trong chiến dịch 12 ngày đêm ném bom hủy diệt Hà Nội. Đặc biệt là thời gian trước  12/1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn  không ngớt đưa ra những lời đe dọa: “Nếu Bắc Việt Nam không chịu đàm phán theo các điều kiện của Mỹ thì sẽ phải đứng trước khả năng bị xóa sạch bằng những cuộc ném bom bằng B52 vô cùng ác liệt!”.

Ở miền Nam, cuộc tiến công chiến lược của ta mùa khô năm 1972 làm cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.

Để cứu vãn tình thế, từ 6/4 / 1972, đế quốc Mỹ  huy động lực lượng lớn không quân tập trung đánh phá trở lại miền Bắc lần thứ hai với quy mô lớn hơn và ác liệt hơn rất nhiều so với lần trước. Mặc dù vậy, không quân Mỹ vẫn không tránh khỏi bị tổn thất nặng nề; chỉ tính từ 9/5/1972 đến 20/10/1972 quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 561 máy bay các loại , diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái...buộc chính quyền Ních-xơn phải “Mỹ hóa” trở lại bằng không quân và hải quân nhằm tiếp tục thực hiện và cứu vãn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Ngày 14 tháng 12, Ních-xơn chính thức ra lệnh: “Hải quân rải thủy lôi phong tỏa các cảng biển và các cửa sông của Bắc Việt. Không quân bắt đầu cuộc tiến công bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng”.Các tàu chiến Mỹ tiến hành việc thả thủy lôi, còn các phi công thì chuẩn bị sẵn sàng, để đến ngày 18 tháng 12 (theo giờ Hà Nội) oanh tạc Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chiều 18 tháng 12, những loạt bom đầu tiên của B52 Mỹ đã dội xuống Hà Nội mở màn cho  chiến dịch ném bom ác liệt chưa từng có trong lịch sử chiến tranh của Mỹ bằng lực lượng máy bay chiến lược B52. Chiến dịch 12 ngày đêm ném bom hủy diệt Hà Nội của đế quốc Mỹ là như vậy. Từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 . Cuộc tấn công dồn dập bằng B-52 xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên ... liên tục trong 12 ngày đêm Mỹ đã ném khoảng 17.000 tấn bom đạn, với lực lượng khổng lồ máy bay, tàu chiến  hiện đại nhất có 1.192 máy bay các loại cụ thể  có:

Máy bay B52: 193 chiếc/tổng số 400 chiếc (gần 50% tổng số máy bay B52 mà Mỹ có lúc đó) cùng với 250 tổ lái.

Không quân chiến thuật:1.077 chiếc máy bay các loại/tổng số 3.043 chiếc (xấp xỉ 31% tổng số máy bay chiến thuật của Mỹ).

Tàu sân bay: Có 6/14 chiếc tham gia (bằng 34% tổng số tàu sân bay của Mỹ đã từng tham chiến ở Việt Nam).

Đây là một cuộc huy động lực lượng lớn chưa từng có của không quân Mỹ từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai cho một trận tập kích đường không chiến lược. Không những thế, cường độ tấn công và số lượng bom đạn mà Mỹ tập trung cho cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cũng rất lớn.   

Cường độ xuất kích của không quân chiến thuật:

+ Cao nhất: 465 lần chiếc (ngày 19/12)

+ Trung bình: 300 - 400 lần chiếc/ngày đêm; riêng F111 xuất kích trung bình 17 - 19 lần chiếc/ đêm, cao nhất là 25 lần chiếc/ đêm (20/12).

Tổng số lần xuất kích của các loại máy bay là 4.583 lần chiếc; trong đó 663 lần chiếc B52, 3920 lần chiếc không quân chiến thuật (trung bình 326,6 lần chiếc/ ngày). Thế nhưng, “thần tượng B52” - con át chủ bài trong bộ ba chiến lược của đế quốc Mỹ đã phải sụp đổ trước ý chí kiên cường và trí tuệ thông minh tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Chỉ trong 12 ngày đêm, lưới lửa phòng không dày đặc của ta đã xé tan xác 81 máy bay của giặc Mỹ, trong đó “siêu pháo đài bay” B52 là 34 chiếc, F111 là 5 chiếc và 42 máy bay chiến thuật khác, trong chiến dịch này, tỉ lệ máy bay rơi đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (25%), khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ phải thú nhận: “Cứ cái đà mất máy bay, người lái này  nếu Mỹ còn tiếp tục ném bom thì chỉ đến ngày 28 tháng 4 năm 1973 toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở vùng Đông Nam Á sẽ hết nhẵn”.

Cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mỹ đã thất bại thảm hại. Ních-xơn choáng váng, Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ rụng rời, uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ.  “Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam làm  uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có.

Chiến dịch 12 ngày đêm đánh trả B52 chứng minh hùng hồn sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân Việt Nam: Quân và dân ta đã vượt qua vô vàn khó khăn, không sợ hy sinh, chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo,Chiến thắng B52 trên bầu trời Hà Nội . Đó là kết quả của tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ . Với quyết tâm “Kiên quyết không để bị bất ngờ, kiên quyết bắn rơi tại chỗ máy bay chiến lược B52” cùng với ý chí “Quyết tử cho Hà Nội quyết sinh” của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, làm cho 34 “pháo đài bay” B52 của đế quốc Mỹ đã bị phơi xác trong cuộc tập kích chiến lược đường không tháng 12 năm 1972 làm nên chiến thắng lịch sử, “Điện Biên Phủ trên không ” vang dội năm châu; mở ra trang mới cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri theo những điều kiện của ta… trong chiến công đó vai trò của  bộ đội không quân đóng góp rất lớn  đặc biệt các phi công tiêu biểu nhất là phi công Phạm Tuân người phi công đầu tiên bắn rơi B52 đã giải tỏa được bế tắc cho ta trong việc hạ gục B52 của Mỹ .

  1. Anh hùng Phạm Tuân người phi công đầu tiên bắn rơi B52 của Mỹ.

         Phạm Tuân sinh ngày 14 tháng 2 năm 1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Ông đi bộ đội, được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Nam năm 1965, tốt nghiệp Trường phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, tham gia chiến đấu bảo vệ vùng trời Miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Giữa năm 1972, ông là một trong 12 phi công được chọn để đào tạo lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc đánh B-52 (tiêm kích bay đêm yêu cầu kỹ thuật cao hơn nhiều so với lái tiêm kích ban ngày).

 

           Bác Vui kể:  Khoảng 17h ngày 27/12/1972, anh hung Phạm Tuân được lệnh điều khiển máy bay tiêm kích MIG-21 hạ cánh xuống cánh xuống sân bay Yên Bái. Đêm 27/12, địch không đánh phá sân bay Yên Bái. Đến khoảng 22h cùng ngày, Trung tướng Phạm Tuân được lệnh xuất kích từ sân bay này, khi bay qua tầng mây, ông đã nhìn thấy rất nhiều máy bay yểm trợ cho B.52 là F4, nhưng không được đánh và phải bay vòng qua để tìm B52. F4 lúc đó cũng không phát hiện ra MIG-21.Một lúc sau, MIG-21 nhận được thông báo từ dưới mặt đất là B52 đang cách 200km, rồi khoảng cách tiếp tục được thu hẹp vì bay đối đầu nhau, MIG-21 lúc đó mỗi một phút bay được 30-40km. Khi ở độ cao khoảng 8km, Trung tướng Phạm Tuân xin được ném thùng dầu phụ để cho máy bay nhẹ hơn, vì thùng dầu phụ nặng, lực cản lớn mà bay vượt tiếng động có thùng dầu phụ rất khó. Vừa ném thùng dầu phụ xong, Trung tướng Phạm Tuân kéo cho máy bay lên ở độ cao khoảng 9km, lúc này tốc độ đạt trên 1.000km/h và bắt đầu vòng vào khu vực có B52 thì nhìn thấy một dãy đèn B52 ở phía trước.

“Hôm đó, liên lạc với mặt đất rất tốt, nghe rõ. Khi chỉ còn cách B52 chừng 3km, Anh hung Phạm Tuân  nhận được lệnh bắn, nhưng tôi vẫn bảo chờ. Sau đó Phạm Tuân  tiếp tục căn chỉnh, đến lúc vào gần rồi, Sở Chỉ huy ở dưới sốt ruột, sợ Tuân  ham quá đâm vào máy bay địch nên chỉ huy ra lệnh cho Tuân  bắn thoát ly ngay bên trái, lúc đó Tuân  ngắm và bóp cò hai quả tên lửa và đồng thời kéo máy bay lên lật ngược trở lại thì đã thấy B52 của địch nổ tung. Đấy là trận đầu tiên không quân bắn rơi B52. Toàn đơn vị  vui lắm vì không quân đã hoàn thành nhiệm vụ!”      Bằng đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, chúng ta đã xây dựng được thế trận Phòng không - Không quân nhân dân rộng khắp, mà nòng cốt là bộ đội phòng không. Kết quả 12 ngày đêm, quân và dân miền Bắc bắn rơi 81 máy bay, có 34 chiếc B52; riêng Quân chủng Phòng không - Không quân bắn rơi 53 chiếc, có 32 chiếc B52 (16 chiếc rơi tại chỗ), làm nên chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt lịch sử cho cách mạng Việt Nam, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Bằng đường lối chiến tranh nhân dân, trong 12 ngày đêm khốc liệt ta đã huy động được lực lượng 3 thứ quân đã làm nên chiến thắng chấn động thế giới.  

          Buổi nói chuyện lịch sử diễn ra trong thời gian ngắn nhưng vô cùng ý nghĩa và ấm áp nghĩa tình, đã giúp cho thầy và trò nhà trường ôn lại truyền thống của cha anh, góp phần cùng quân và dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất nước nhà.

          Cũng qua buổi nói chuyện lịch sử này, đã giúp cho các em học sinh có định hướng nghề trong tương lai. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em đã có ước mơ muốn trở thành người lính, với tên gọi Anh Bộ Đôi Cụ Hồ, thì ngay bây giờ các em cần phải cố gắng tu dưỡng và rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ Kính yêu!

 

Nội dung khác

HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Ý KIẾN PHẢN HỒI

MỌI Ý KIẾN PHẢN ÁNH VUI LÒNG LIÊN HỆ:

HOTLINE : 0987789848

EMAI : c12.lat.con@hoabinh.edu.vn

LIÊN KẾT WEBSITE

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay : 65
Hôm qua : 61
Tất cả : 558